Nhiều người nghĩ rằng trẻ không tiến bộ là do trẻ quá nặng hoặc cha mẹ quá lười nhác. Thự tế thì nguyên nhân có thể do: Mỗi rối loạn phát triển có cơ chế sinh học, đặc điểm nhận thức, hành vi… khác nhau nên cần công cụ đánh giá chuyên biệt để xác định mức độ và đặc điểm khó khăn. Ví dụ:
• Trẻ chậm nói: Đánh giá chủ yếu về khả năng
ngôn ngữ (hiểu và diễn đạt), dùng công cụ như PLS-5 (Preschool Language Scale).
• Trẻ tự kỷ: Đánh giá cả ngôn ngữ, giao tiếp
xã hội, hành vi lặp lại, cảm giác (dùng ADOS-2, PEP3, ESDM, CARS…).
• Trẻ khuyết tật trí tuệ: Đánh giá trí tuệ
(IQ), kỹ năng thích nghi (dùng WISC, Vineland…).
Mục
tiêu khác nhau. Ví dụ:
•
Trẻ chậm nói: Mục tiêu tập trung vào mở rộng vốn từ, cấu trúc câu, ngữ âm…
• Trẻ tự kỷ: Không chỉ dạy nói, mà còn phải dạy
giao tiếp chức năng, điều tiết cảm xúc, chú ý chung…
•
Trẻ khuyết tật trí tuệ: Nhấn mạnh vào hiểu ngôn ngữ đơn giản, kỹ năng sống tự lập
vì khả năng tiếp thu học thuật có thể hạn chế.
Cách não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin
khác nhau, nên phương pháp cần phù hợp với từng nhóm. Ví dụ:
• Trẻ chậm nói, tự kỷ nhẹ: Chủ yếu dùng các
phương pháp kích thích ngôn ngữ như mô hình Hanen (OWL – Observe, Wait,
Listen).
• Trẻ tự kỷ: Hiệu quả với ABA, PECS…vì trẻ có
thể không tự nhiên học qua bắt chước xã hội.
• Trẻ khuyết tật trí tuệ: Cần phương pháp trực
quan, lặp lại nhiều, kết hợp ngôn ngữ đơn giản với hỗ trợ thị giác.
Cần đánh giá đúng, đặt mục tiêu phù hợp và cá
nhân hóa cách tiếp cận để giúp trẻ phát huy tối đa khả năng của trẻ.