Phụ huynh thường
hay so sánh tại sao bé này nhanh tiến bộ, bé này học mãi lại chậm tiến bộ. Khả
năng tiến bộ của trẻ phụ thuộc nhiều yếu tố:
1.Thời
gian
Bé bắt đầu được can thiệp từ khi nào? Chắc chắn các bé
được can thiệp sớm từ 15, 18 tháng sẽ khác hơn so với các bé bắt đầu can thiệp
lúc 3 hoặc 4 tuổi. 2 đến 4 tuổi là giai đoạn vàng của can thiệp, sau đó khả
năng của trẻ hạn chế dần.
2.Thời
lượng
Tùy thuộc vào mức độ khó khăn/rối loạn của trẻ mà có
thời lượng can thiệp để hỗ trợ tối đa khả năng phát triển của trẻ. Ví dụ: trẻ chậm nói đơn thuần hoặc có rối loạn
phổ tự kỷ nhẹ có thể cần can thiệp 6 đến 9 h/tuần nhưng với trẻ có rối loạn phổ
tự kỉ nặng hoặc kèm theo các rối loạn khác như chậm phát triển trí tuệ, down, bại
não… thì cường độ can thiệp rất cao. Dao động từ 10 đến 44 h/tuần (theo
Thompson 2011). Vì vậy, trẻ được can thiệp với thời lượng ít sẽ chậm tiến bộ
hơn trẻ được can thiệp đủ.
3.Mức
độ và khả năng của trẻ
Mỗi trẻ là một cá thể hóa, không ai giống ai nên các dạng
mắc phải cũng khác nhau. Và hiệu quả cũng tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trẻ
chậm đơn thuần chắc chắn sẽ nhanh tiên bộ hơn trẻ có kèm theo các rối loạn khác
như phổ tự kỷ, Asperger, bại não, down… Và trẻ có IQ cao chắc chắn sẽ nhanh tiến
bộ hơn trẻ có IQ thấp và trung bình.
4.Sự
đồng hành của phụ huynh
Gia đinh là môi
trường tự nhiên giúp cho trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện các kĩ năng.
Ngoài thời gian can thiệp trên lớp, trẻ rất cần được phụ huynh hỗ trợ ở nhà.
Trên lớp là những tiết học mô phỏng, giả định nên trẻ cần được phụ huynh hỗ trợ
để áp dụng thực tiễn cuộc sống. Những trẻ thường xuyên được phụ huynh đồng hành
sẽ phát triển nhanh và tốt hơn những trẻ chỉ được học trên lớp và về nhà chơi một
mình hoặc xem tivi, điện thoại.